Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử UBND Xã Trà Nam

Chi tiết tin

Nam Australia chi 80 triệu USD quảng bá du lịch, Việt Nam chi 2 triệu USD

Chỉ với "một vài triệu" USD, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi làm thế nào để quảng bá hiệu quả cho du lịch Việt Nam.

 

    • 08h15
      Phiên thứ hai thảo luận về các giải pháp trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững
      Diễn biến phiên thảo luận thứ nhất chiều 5/12

      Sáng nay (6/12), phiên thứ hai của Diễn đàn Du lịch sẽ thảo luận về các giải pháp trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững tới năm 2030 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

      Phiên toàn thể cũng diễn ra nhiều lễ ký kết đầu tư giá trị lớn như: Lễ ký kết giữa công ty TNHH Phát triển Nam Hội An và Tập đoàn Khách sạn Rosewood; công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu và Hãng hàng không AirAsia; Wendy Wu Tours và Victoria Cruise; tập đoàn Novaland và Minor... với tổng trị giá các ký kết, hợp tác lên tới 2 tỷ USD. 

      01-5243-1544059362.jpg

      Rất đông khán giả đã đến check-in từ rất sớm.

      Phần thảo luận có sự tham gia của gần 20 diễn giả là lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, đại diện Hội đồng Tư vấn Du lịch, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, các chuyên gia du lịch, nhà đầu tư trong nước và quốc tế... Nội dung thảo luận nhằm tìm các giải pháp trọng tâm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững tới năm 2030.

      Trước đó, chiều 5/12, với chủ đề "Sự cần thiết cơ cấu lại ngành và phát triển du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng, bền vững" phiên thứ nhất của Diễn đàn thu hút 500 khách mời tham dự với nhiều vấn đề nổi cộm của ngành du lịch Việt được nêu ra.

      06-3615-1544059872.jpg

      Gian hàng của ivivu.com tại khu triển lãm.

      Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TAB) và báo VnExpress tổ chức. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế ViEF.

      07-4374-1544061189.jpg

      Khu trải nghiệm công nghệ thực tế ảo luôn thu hút người tham gia.

      ViEF gồm chuỗi diễn đàn chuyên đề: Nông nghiệp, Chính phủ số - Kinh tế số, Thị trường Vốn – Tài chính, Du lịch được tổ chức từ tháng 5/2018. Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ViEF dự kiến diễn ra vào tháng 3/2019.

      03-2848-1544059540.jpg

      Các diễn giả là đại diện cấp cao của nhiều tổ chức quốc tế thảo luận trước giờ khai mạc ngày thứ hai của Diễn đàn du lịch.

      Với chuyên đề du lịch, diễn đàn có sự đồng hành của các nhà tài trợ: Công ty TNHH Một thành viên Ivivu.com, Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn Novaland, Công Ty TNHH Phát Triển Nam Hội An (Hoiana), BIM Land thuộc Tập đoàn BIM Group, Công ty Du lịch Vietravel.

    • 08h30
      Diễn đàn khai mạc

      Hơn 1.000 khách mời đã có mặt tại Diễn đàn, chuẩn bị thảo luận đi tìm lời giải cho bài toán bền vững của Du lịch Viêt Nam.

      Ngành du lịch Việt đang sở hữu hai bức tranh trái ngược. Một bên là mảng màu tươi sáng với tốc độ tăng trưởng mà nhiều quốc gia thèm muốn - 30% mỗi năm. Bên kia là màu tối khi nhiều công ty du lịch không dám đưa khách đến một số địa điểm nóng; các nhà điều hành khách sạn phải "vơ bèo gạt tép" để săn nhân sự; cả ngành hàng không 43 năm chỉ có thêm 2 sân bay mới...

      hoiana-9760-1544060331.jpg

      Gian hàng của các nhà tài trợ đã có mặt từ rất sớm đón khách tham quan.

      Sau phiên thảo luận đầu tiên, các khách mời bình luận, đây là lần đầu tiên có một màn Diễn đàn về du lịch "nóng" đến tận phút cuối, khi hàng loạt chủ đề được chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý mang ra mổ xẻ, thậm chí không thiếu những màn tranh luận ngay tại chỗ.

    • Ông Trương Gia Bình: Nếu không thay đổi, du lịch Việt Nam đã chạm giới hạn

      Là người phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trương Gia Bình - Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế Tư nhân nhắc lại nội dung được các diễn giả trao đổi tại phiên thứ nhất chiều qua (5/12). Ông tổng kết các chuyên gia trong và ngoài nước cùng bộ ngành đều thống nhất quan điểm và cùng chia sẻ khát vọng phát triển du lịch. Hôm nay với sự tham gia của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho thấy sự quan tâm của Chính phủ với ngành kinh tế quan trọng này, ông nói.

      08-2321-1544061934.jpg

      Ông Trương Gia Bình phát biểu khai mạc Phiên thứ hai.

      Nhắc lại đóng góp của ngành du lịch sự phát triển kinh tế Việt Nam, ông Bình nhấn mạnh đây là ngành tăng trưởng 2 lần trong nhiều năm qua đóng góp 7,5% GDP và đóng góp gián tiếp 22,5% GDP.  "Nhưng chúng ta cũng thấy sự lo lắng trong những năm tiếp theo. Trong nhiều năm Việt Nam chỉ xây dựng 2 sân bay mới. Nếu không thay đổi thì chúng ta đã đến ngưỡng giới hạn", ông Bình nói.

      Có nhiều đề xuất những đột phá cụ thể được nêu ra, trong đó có thể linh động cho khu vực kinh tế tư nhân giải quyết vấn đề sân bay, dùng công nghệ số đào tạo nhân lực, quảng bá du lịch, sử dụng các căn hộ dư thừa để huy động sức xã hội cho ngành du lịch.

      "Hôm nay sẽ có nhiều vấn đề hơn nữa để giải quyết. Sự ngạc nhiên lớn nhất ngành kinh tế quan trọng mà lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội thảo với sự góp mặt các bên liên quan. Tôi hy vọng chúng ta sẽ gỡ được nhiều hơn nữa những ách tắc của du lịch đề phát triển thời gian tới", ông Bình kỳ vọng.

    • 09h00
      Ông Olivier Muehlstein - Giám đốc điều hành BCG Singapore tóm tắt kết quả phiên thứ nhất của diễn đàn vào chiều ngày 5/12

      Theo ông Olivier Muehlstein, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ngành du lịch nhưng cần làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển. Ông tóm tắt 5 vấn đề đã diễn ra trong phiên thảo luận thứ nhất.

      Ông Olivier Muehlstein tóm tắt lại 5 vấn đề đã nêu trong Phiên thứ nhất.

      Ông Olivier Muehlstein tóm tắt lại 5 vấn đề đã nêu trong Phiên thứ nhất.

      Một là cần thay đổi cơ cấu cũng như thách thức về cơ sở hạ tầng, khách sạn, cần tăng tốc phát triển sân bay để nâng cao công suất phục vụ, tăng vận tải hàng không từ nước ngoài vào để đạt mục tiêu của ngành du lịch năm 2025-2030.

      Hai là cải thiện trải nghiệm của du khách tới Việt Nam, làm gọn những thủ tục phức tạp, tăng trải nghiệm đạt phòng, đặt vé, xử lý visa...

      Ba là đẩy mạng truyền thông cho ngành du lịch, đưa Việt Nam trở thành điểm đến có thương hiệu. 

      Bốn là cải thiện công tác điều phối giữa Chính phủ với khối tư nhân, tạo sự phối hợp nhịp ngàng để tăng số lượng và chất lượng cũng như tăng đóng góp GDP. 

      Năm là cải thiện những vấn đề liên quan tới quản trị. Theo ông, Tổng cục Du lịch Việt Nam cần tự chủ hơn, có thể học hỏi từ Tổng cục Du lịch Singapore.

      Tóm lại, thủ tục visa, marketing, sự phối hợp giữa các bên, cơ chế quản trị, tăng tính trải nghiệm cho du khách là những vấn đề được thảo luận trong phiên thứ nhất, chiều ngày 5/12.

      ben-ngoai-5152-1544062535.jpg

      Nhiều khán giả tranh thủ tham quan các khu triển lãm.

    • 09h06
      Học hỏi mô hình Nhật Bản cho du lịch Việt Nam

      Bắt đầu phiên tham luận đầu tiên, ông John Lindquist - thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh cho rằng, du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng, tăng trưởng nhanh và đã đạt được nhiều thành tựu nhưng khó khăn là làm sao để đưa ngành công nghiệp không khói lên tầm cao mới.

      Theo ông, trước tiên, những người làm du lịch cần làm cho quốc gia trở lên nổi tiếng và đưa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Việt Nam cần tạo thương hiệu và quảng bá thương hiệu này đến với các khách hàng tiềm năng. Để tạo thương hiệu, chúng ta cần nguồn ngân sách và có những chính sách phù hợp.

      Đại diện Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh đánh giá về tiềm năng du lịch của Việt Nam.

      Đại diện Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh đánh giá về tiềm năng du lịch của Việt Nam.

      Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chương trình phù hợp để giúp du khách biết rằng cách du lịch Việt Nam dễ dàng như thủ tục visa đơn giản, hệ thống hàng không thuận tiện, đi lại dễ dàng.

      Ông John Lindquist cũng điểm lại những gì Việt Nam đã đạt được và so sánh với các quốc gia khác. Hiện, Việt Nam đã đạt 15 triệu lượt khách, tăng 10% so với 2 năm gần đây. Việt Nam phát triển nhanh nhưng so với Thái Lan mới chỉ đứng thứ 3.

      So sánh với Nhật Bản, 10 năm gần đây, du lịch quốc gia này hiện tăng trưởng mạnh bởi từ năm 2015, Thủ tướng Shinzo Abe chọn du lịch là lĩnh vực quan trọng để phát triển trở lại. Trong một thập kỷ qua, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách như tăng công suất sân bay, nới lỏng visa, tăng ngân sách cho du lịch. Theo ông, Việt Nam có thể đi theo hướng này.

      17-8844-1544065144.jpg

      Ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc BIM Group.

      Về tác động kinh tế, lượng chi tiêu cho mỗi chuyến đi, người Nhật Bản chi hơn 1.500 USD cho mỗi chuyến đi trong khi Việt Nam chỉ hơn 900 USD. Về số lượng, chúng ta đã phấn đấu bằng Thái Lan nhưng lượng chi tiêu phải phấn đấu nhiều hơn, ông nói tiếp. 

    • 09h13
      Khách quốc tế 'tiết kiệm' hơn khi ở Việt Nam

      Khách quốc tế đến Việt Nam trung bình ở lai là 9,5 ngày trong khi là của Thái Lan là 9,6 ngày, ông nói.

      Tuy số lượng ngày không chênh lệch nhiều nhưng số tiền chi tiêu của khách đến Việt Nam chỉ là 96 USD mỗi ngày, còn ở Thái Lan con số này lên đến 163 USD. Sau khi so sánh các con số, ông John Lindquis cho rằng xây dựng các hình thức để khách du lịch chi tiêu nhiều hơn là cần thiết.

      33-2350-1544070290.jpg

      Bên ngoài, các gian hàng vẫn đón tiếp khách tham quan.

      Bên cạnh đó, ông John Lindquist chỉ ra Việt Nam có chính sách thị thực thấp nhất với các nước trong khu vực và cho rằng nếu có sự nới lỏng visa hơn nữa sẽ có thể tạo cú hích về du lịch trong tương lai. Cụ thể, theo tính toán, khi Việt Nam miễn Visa cho Anh, Italia thì tổng lượng khách đến tăng 20%.

      Theo ý kiến của ông John, Hội đồng tư vấn du lịch nêu ra nhiều đề xuất tốt như là bổ sung thêm quốc gia đc miễn visa, mở rộng từ 15-30 ngày miễn. Visa quá cảnh tăng lên 72 tiếng- quá trình cấp Visa dễ dàng hơn. Ông cho rằng là đó đề xuất phù hợp và khuyến khích có hành động cụ thể.

      14-7729-1544064214.jpg

      Phiên tham luận ngày thứ hai quy tụ nhiều quan chức, lãnh đạo và đại diện cấp cao trong nước và quốc tế.

      Đồng thời về chính sách visa, ông cũng nhấn mạnh cần tăng cường hạ tầng sân bay càng nhanh càng tốt. Bởi 2 sân bay lớn nhất hiện nay quá tải, cần thêm cơ sở hạ tầng cho phần này.

      Nhưng điều này cũng cho thấy Việt Nam đang tăng trưởng du lịch nhanh. Vì vậy, cần càng nhanh càng tốt nâng cấp hạ tầng, không chỉ là sân bay, mà còn là hạ tầng kết nối sân bay.

      Nhất là kết nối hạn chế với trung tâm giao thông quan trọng của châu Á. Việt Nam có số lượng chuyến bay thẳng thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là tới khu vực Trung Đông, điều này khiến khách châu  u rất khó tới Việt Nam.

    • 09h25
      Các nước chi hàng chục triệu USD cho quảng bá du lịch, Việt Nam chi 2 triệu USD

      Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch nhưng chưa khai thác hiệu quả, cũng như quảng bá, ông John Lindquist nói tiếp. Dẫn nguồn từ Diễn đàn kinh tế Thế giới về phát triển du lịch, ông cho biết Việt Nam hiện chỉ xếp 80 trong tổng số 136 quốc gia, thậm chí sau Lào, Campuchia.

      "Đây là thách thức lớn Việt Nam cần vượt qua. Visa là điểm yếu Việt cần cải thiện. Nếu Việt Nam muốn xây dựng thương hiệu du lịch cần đầu tư hơn. Khi nhìn vào các thương hiệu du lịch đã duy trì bền vững qua hàng thế kỷ, ta có thể thấy điều cần thiết là nguồn tài chính ổn định", vị này nhấn mạnh.

      16-8103-1544064957.jpg

      Khán giả theo dõi bài phát biểu của đại diện đến từ Vương quốc Anh.

      Theo ông, về marketing quảng bá, Việt Nam có thể quảng bá thương hiệu thông qua các chiến dịch rộng rãi hơn. Ví dụ tại Anh, Chính phủ dùng thông điệp "Great - vĩ đại" nhất quán tại nhiều lĩnh vực, thể hiện cho một quốc gia.

      Một thương hiệu sẽ giúp nâng cao nhận thức nhưng cần định hướng giá trị rõ ràng với từng nhóm du khách. Vị này dẫn ví dụ từ  Dubai - điểm đến mà ông cho rằng "cực kỳ thành công". Bởi họ xác định  thương hiệu cho toàn quốc gia có 3 trụ cột, gồm: mua sắm, sang trọng, nghỉ dưỡng - giải trí. 

      Tại Malaysia họ thành công trong cả thập kỷ cũng nhờ 4 trụ cột là: đa dạng văn hóa, sang trọng, niềm vui gia đình và phiêu lưu với thiên nhiên. Họ nhắm đến từng đối tượng khách chuyên biệt, ít du khách nhưng mức chi tiêu cao.

      "Có thương hiệu tổng thể sau đó xác định các trụ cột. Việt Nam cần định hướng giá trị cho du khách tiềm năng của mình", vị này nói.

      Australia, Anh, hay các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia... chi tiêu nhiều vào hoạt động quảng bá với hàng chục hoặc hàng trăm triệu USD. Trong khi đó, Việt Nam mới dành khoảng 2 triệu USD quảng bá cho ngành du lịch. Do đó, theo ông cần tăng tỷ lệ đầu tư. Du lịch là sản phẩm tiêu dùng cần cung cấp nhiều lựa chọn cho du khách. Ngoài nguồn tiền, nhiều nước còn có quỹ phát triển du lịch và quỹ quảng cáo. 

      Ông John Lindquist đưa ra các so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới.

      Ông John Lindquist đưa ra các so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới.

      Hội đồng tư vấn du lịch của Việt Nam được ông đánh giá là ý tưởng tốt. Khi có sự hợp tác giữa khu vực công và tư, việc tiêu tiền đầu tư cũng hiệu quả hơn.

      Nhìn chung, Việt Nam muốn đột phá hơn cho ngành du lịch cần lưu ý một số điểm như: nới lỏng chế độ visa cho khách du lịch, tăng cường kết nối giao thông, đầu tư hãng hàng không, xây dựng thương hiệu quốc. Ngoài ra, các bạn cần thay đổi căn bản chi tiêu cho quảng bá, xây dựng thương hiệu và kênh marketing. Tổ chức du lịch phải tách biệt chức năng quản lý nhà nước để xây dựng các mạng lưới văn phòng tại nước ngoài.

      "Đây là những điểm để du lịch Việt Nam có thể tầm cao mới. Nếu đi đúng hướng tôi tin Việt Nam sẽ thành công", Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh bày tỏ, kết thúc bài tham luận.

    • 09h40
      Singapore thu hút thêm một triệu khách quốc tế mỗi năm như thế nào

      Trong bài tham luận thứ hai tại Diễn đàn, ông Chang Chee Pey - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore chia sẻ kinh nghiệm từ Singapore, cụ thể là tính sáng tạo và năng lực của Cơ quan quản lý du lịch Singapore.

      Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore chia sẻ kinh nghiệm du lịch từ quốc gia này.

      Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore chia sẻ kinh nghiệm du lịch từ quốc gia này.

      Tổng cục Du lịch Singapore là cơ quan nhà nước thuộc Bộ Thương Mại & Công Nghiệp. Ngành du lịch Singapore đã phát triển năng động trong thập kỷ qua, mạnh nhất là giai đoạn 3 năm gần đây. Cụ thể, từ 2015 đến 2017, mỗi năm, quốc đảo sư tử đón thêm hơn một triệu lượt khách.

      Chia sẻ về lượng khách du lịch quốc tế tới Singapore 2017, ông Chang Chee Pey cho biết, khách Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ chiếm số đông, đây cũng là ba thị trường du khách lớn nhất của Singapore hiện nay. Việt Nam cũng nằm trong nhóm 10 thị trường lớn của ngành du lịch Singapore. 

      Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore, xuất phát điểm của ngành du lịch tại đây khá khiêm tốn. "Năm 1964, có 91.000 du khách đến thăm đất nước Singapore, khoảng 87.000 khách khác đến bằng đường biển. Nhưng nhờ việc theo đuổi ba yếu tố: đa dạng thị trường; phát triển, quy hoạch đề án và bắt kịp xu hướng người dùng, ngành Du lịch Singapore đã phát triển nhanh chóng", ông nói.

      26-4461-1544066870.jpg

      Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chăm chú lắng nghe chia sẻ từ đại diện Tổng cục Du lịch Singapore.

      Trong đó, điểm nổi bật là việc đa dạng hóa thị trường khách du lịch. Tổng cục Du lịch Singapore có 21 văn phòng đại diện tại các nước,  đang hướng nhiều tới châu Á - nhóm thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, quy hoạch du lịch là nỗ cực của toàn Chính phủ và Tổng cục Du lịch Singapore.

      Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore cũng đề xuất Tổng cục Du lịch Việt Nam có thể cân nhắc việc mở rộng mạng lưới văn phòng du lịch để định hình thị trường. 

    • 09h50
      Vì sao Vịnh Marina có thể trở thành địa điểm nổi tiếng của Singapore?

      Trả lời câu hỏi này, ông Chang Chee Pey cho biết trước đây, vịnh Mania là nơi trung chuyển hàng hóa của các tàu thuyền lớn muốn vào Singapore.

      Tuy nhiên, từ thập kỷ 70, Chính phủ đã đưa chủ trương kiến tạo vùng nước ở Vịnh Marina và biến nơi đây thành khu vực trung tâm du lịch. Việc phát triển được chia thành nhiều giai đoạn và giờ vẫn đang triển khai.

      Cụ thể, từ năm 1979, Singapore phát triển các trung tâm mua sắm, khách sạn lớn quanh khu vực này, biến nó trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch.

      Ở phía Nam vịnh, Singapore xây dựng những công trình kiến trúc nổi bật, trở thành địa điểm "check-in" nổi tiếng của du khách. Trước đó, quốc đảo này cũng tổ chức cuộc thi thiết kế toàn cầu để xây dựng khu "Vườn bên vịnh". Bên cạnh kiến trúc độc đáo, khu vườn này còn sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, tăng trải nghiệm cho du khách.

      "Một trong những yếu tố giúp Singapore thu hút khách quốc tế là cá nhân hóa trải nghiệm cá nhân. Với những công nghệ đang ứng dụng, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng có thể trải nghiệm tối đa", ông nói tiếp.

      20-8013-1544065901.jpg

      Các khách mời có mặt tại Diễn đàn.  

      Singapore cung cấp nội dung phong phú thông qua phương thức phối hợp đa kênh đa điểm. Đồng thời, quốc đảo này cũng tận dụng phương thức phối hợp đa kênh đa điểm, làm mọi thứ dễ dàng hơn bao giờ hết để hỗ trợ thông tin kịp thời cho du khách thông qua các kênh khác nhau - khuyến khích du khách tham quan nhiều hơn.

    • 9h59
      Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài cho Du lịch Việt Nam

      Trong bài tham luận thứ ba, ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group chia sẻ kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao tới thị trường du lịch Việt Nam.

      Theo ông, Việt Nam có nhiều nguồn lực du lịch như địa danh, văn hoá, di tích và ẩm thực. Tất cả những điều này đều tạo sức hút và ấn tượng đối với du khách.

      Tuy nhiên, ông Craig cho biết yếu tố con người, nhân sự về du lịch lại chưa được khai thác nhiều, trong khi đó đây là yếu tố để lại ấn tượng nhất với khách du lịch khi tới một điểm đến.

      Nhìn chung Việt Nam đang có tăng trưởng về lượng cầu rất nhanh với con số tăng trưởng mà Tổng cục du lịch Việt Nam công bố.

      Ông Craig Douglas đề cập tới chính sách về visa.

      Ông Craig Douglas đề cập tới chính sách về visa.

      Gần đây, có nhiều hình thức đi du lịch kết hợp như đi hội thảo, tham gia thể thao. Craig khẳng định, những hình thức kết hợp này tạo sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. 

      Việt Nam có nhiều nguồn lực tài nguyên nhưng hiện nay đều đang bị khai thác quá tải, cần làm gì để phát triển du lịch bền vững và nâng cao trải nghiệm cho du khách, ông đặt câu hỏi.

      Theo ông việc nên làm là cải thiện các dịch vụ để tăng trải nghiệm tốt cho du khách, từ đó mới có thể chọn sự tăng trưởng cho du lịch một cách bền vững.

      Bên cạnh đó, việc phát triển các chính sách quảng bá để thu hút các nguồn đầu tư du lịch dài hạn cũng cần chú trọng, tránh quan tâm quá nhiều tới các nguồn ngắn hạn. Theo ông, điều này không có lợi cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy du lịch, có thêm tiền thì phát triển kinh tế nhanh hơn.

    • 10h05
      Có những người 18 năm, năm nào cũng đi Phuket

      Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Khách sạn Lodgis cho rằng, Việt Nam không chỉ cạnh tranh giữa các quốc gia, mà ngay cả nội bộ khu vực cũng cạnh tranh với nhau như: Bali, Singapore... Bởi nhiều du khách sẽ cân nhắc điểm đến nào nếu có điều kiện tương đồng. 

      Nhắc lại đến chính sách Visa, vị này cho biết nhiều du khách quay lại Thái Lan vì điều kiện visa tốt hơn Việt Nam.

      22-2260-1544067208.jpg

      Các khách mời có mặt tại diễn đàn.

      Với việc thu hút nhà đầu, chuyên gia này cho biết, Việt Nam nên thúc đẩy phê duyệt các chính sách liên quan đến đầu tư bất động sả nghỉ dưỡng. Cần nhấn mạnh cho họ thấy Việt là điểm đến bắt buộc trong quá trình đầu tư của họ.

      "Chúng ta cần cung cấp thông tin để họ thấy cần phải chọn Việt chứ không phải là điểm đến khác. Chúng ta đảm bảo cho họ thấy Việt phù hợp hơn các khu vực khác", ông nhấn mạnh và chia sẻ thêm, Việt Nam là quốc gia mở cửa với nhiều nhà đầu tư. Những năm qua có nhiều tiến triển nhưng vẫn cần cải thiện.

      27-9855-1544066738.jpg

      Vấn đề thu hút sự quan tâm của khán giả.

      Điểm cuối cùng, vị chuyên gia nhấn mạnh, cần chú trọng phát triển du lịch bền vững nếu không tỷ lệ du khách quay lại rất thấp.  "Bạn tôi có người 18 năm chỉ đi Phuket. Điều này cũng đáng suy ngẫm", ông Craig Douglas nói.

    • 10h11
      Ông Brent Hill giới thiệu về Hội đồng Du lịch Nam Australia 

      Mở đầu bài tham luận, Brent Hill, Giám đốc Marketing Hội đồng Nam Australia giới thiệu về Hội đồng Du lịch Nam Australia - SATC. Đây là tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy du lịch ở vùng Nam Australia. Vùng này chỉ có khoảng 1,7 triệu người trong đó, thành phố Adelaide có 1,3 triệu người sinh sống.

      3 thị trường chủ yếu của SATC là các thị trường quốc tế trọng điểm, nội địa Australia, và địa phương. Giám đốc Marketing Hội đồng Du lịch Nam Australia cho biết, ngành du lịch tại Nam Australia đã tăng trưởng từ 5,3 tỷ USD thành 6,8 tỷ USD trong 2,5 năm.

      Ông Brent Hill, Giám đốc Marketing Hội đồng Nam Australia.

      Ông Brent Hill, Giám đốc Marketing Hội đồng Nam Australia.

      Trong đó, Adelaide được biết tới bởi rượu, đồ ăn, cuộc sống hoang dã, các bãi biển, lễ hội và các sự kiện. Trọng tâm của SATC là trải nghiệm du lịch, thăm và chi tiêu.

      Brent Hill cũng có chia sẻ những cảm nhận riêng khi đến Việt Nam. "Tôi đến Việt Nam từ tháng 3, với tư cách là du khách. Đồ ăn Việt Nam rất tuyệt vời. Chúng tôi cũng có những trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tôi từng đến Tam Cốc (Ninh Bình), Sài Gòn, Hà Nội. Tôi được đi xe máy và có những trải nghiệm rất riêng. Với tôi, đó chính là du lịch", ông nói.

    • 10h20
      Nam Australia dùng Huỳnh Hiểu Minh để quảng bá du lịch

      Theo ông Brent Hill, kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng để truyền đạt thông điệp, giúp du khách biết nhiều hơn đến quốc gia và những điểm nổi bật của du lịch. Hiện nay, Nam Australia chi ngân sách lớn để phát triển kênh truyền thông, tăng cường tiếp thị trên công cụ tìm kiếm

      Truyền thông xã hội là điều bắt buộc, nó sẽ cho du khách biết nguồn thông tin uy tín, chính thống. Ông cho hay, Hội đồng Du lịch Nam Australia sử dụng nhiều công cụ truyền thông như công cụ tìm kiếm Google, mạng xã hội, bài viết, quảng cáo số. Hiện, SATC có hơn 1,88 triệu người theo dõi trên toàn thế giới thông qua Facebook, Instagram, WeChat và Twitter.

      "Chúng tôi tập trung vào sự tương tác, lượng truy cập và truyền cảm hứng cho những khách đang cân nhắc du lịch tới Nam Australia, tập trung chủ yếu tới các điểm tiếp thị chính", ông Brent Hill nói.

      Bên cạnh đó, Nam Australia còn sử dụng các đại sứ quan hệ công chúng để quảng cáo du lịch như diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Huỳnh Hiểu Minh... Theo ông Brent Hill, việc sử dụng những nhân vật phù hợp góp phần quảng bá hiệu quả cho nhóm khách hàng mục tiêu.

      Ông Brent Hill

      Ông Brent Hill chia sẻ kinh nghiệm du lịch từ Australia.

      Ngoài ra, Hội đồng Du lịch Nam Australia còn phối hợp làm việc diện quốc tế với các hãng máy bay cũng như đại diện du lịch.

      Chia sẻ về xu hướng du lịch 2019, ông Brent Hill nhấn mạnh, khách du lịch ngày càng tìm cách "bỏ hết tất cả mà đi", tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và được tận tay trải nghiệm dịch vụ nên cần chú trọng quảng bá các điểm đến thú vị, có khả năng thu hút du khách. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần tối ưu hóa phương tiện truyền thông, tiếp thị và quảng cáo diện rộng để tăng sự nhận biết.

    • 10h30
      Tổng giám đốc Air Asia tranh thủ marketing ở Diễn đàn

      Mở đầu bài tham luận với câu "Xin chào" bằng tiếng Việt, Tony Fernandes, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc hãng hàng không giá rẻ Air Asia khiến không khí hội trường sôi nổi ngay lâp tức khi nhắc đến trận bóng đá tối nay giữa Việt Nam và Philippines. 

      "Chúc đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng. Nếu Việt Nam chiến thắng sẽ gặp Malaysia và chúng tôi sẽ bán vé đi xem trận chung kết", vị doanh nhân người Malaysia nói khiến hội trường cười ồ. 

      Sau câu nói đùa, ông cho biết mình chỉ còn 7 phút 25 giây để hoàn thành bài tham luận. "Nhưng các vị yên tâm, Air Asia không delay, luôn đúng hạn". Hội trường tiếp tục cười vang với màn "marketing" khéo léo của vị Tổng giám đốc. 

      Tổng giám đốc Air Asia xuất hiện tại Diễn đàn.

      Tổng giám đốc Air Asia xuất hiện tại Diễn đàn.

    • 10h35
      Air Asia đã xây dựng đế chế hàng không giá rẻ như thế nào

      Ông Tony cho biết, AirAsia thành lập 17 năm trước với định hướng hãng hàng không giá rẻ. Hiện hãng lớn thứ ba châu Á với 270 tàu bay hơn 20.000 nhân viên. Đây cũng là hãng khai phá những đường bay mà chưa hãng nào mở.

      Tại Việt Nam, vị này cho biết hãng có sự tăng trưởng tuyệt vời với mức 43% trong 13 năm, vận chuyển 10 triệu lượt khách.

      Không nhắc lại các nội dung về hạ tầng sân bay bởi từ phiên một nhiều diễn giả đã đề cập, ông Tony tập trung nội dung tham luận việc thiết lập các sân bay dành riêng cho hàng không giá rẻ.

      "Lúc này ngành sân bay vẫn chỉ có một mô hình, san bây giá rẻ cần có hướng đi tiếp cận mới tăng cường các chuyến bay hiệu quả", ông nói.

      Ông Tony chia sẻ câu chuyển về hãng hàng không AirAsia.

      Ông Tony chia sẻ câu chuyển về hãng hàng không AirAsia.

      Tại Malaysia có sân bay dành riêng cho giá rẻ, hoặc nhà ga cho hàng không giá rẻ, thi công nhanh quy vòng vốn cao. Xây nhanh thì đơn giản và hiệu quả. "Nhìn vào sân bay thấy cao to đẹp đẽ nhưng phục vụ hãng giá rẻ không phù hơp. Khi xây dựng sân bay giá rẻ, chi phí rẻ hơn kích thích nhiều người hơn nữa di chuyển", vị này nhấn mạnh.

      Theo ông, nếu mua nhiều máy bay nhưng không có sân bay đỗ vào đâu? Việt Nam có tiềm năng du lịch cần có những bước nhảy vọt. Xây thêm nhà ga có chi phí thấp là hướng đi của Việt Nam.

    • 10h40
      Cơ sở hạ tầng cũng bắt nguồn từ con người

      Tại thị trường với 700 triệu dân trong khu vực ASEAN, 65% khách hàng của chúng tôi xuất phát từ khu vực này. Đây là tiềm năng của hãng giá rẻ.

      Cuối cùng khi nói về cơ sở hạ tầng, với vị CEO đó điều quan trọng nhất vẫn là con người. "Đây là tài sản quan trọng nhất tài sản lớn nhất mà chúng ta đang có. Các nhân viên AirAsia là những người tận tụy, thông minh. chúng tôi muốn làm việc với nhân viên người Việt Nam. Chúng tôi muốn hợp tác với người Việt", vị này kết luận và không quên quảng cáo thêm "Các vị đừng quên đặt vé Air Asia". 

    • 10h45
      Lễ ký kết hợp tác giữa các tập đoàn đầu tư quốc tế và trong nước

      Sau bản tham luận của ông Tony Fernandes - Giám đốc điều hành AirAsia, Diễn đàn chứng kiến loạt ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác thỏa thuận giữa các tập đoàn đầu tư quốc tế sẽ với các tập đoàn trong nước.

      - Bản thỏa thuận về dịch vụ tư vấn quản lý giữa Novaland và Minor.- Lễ ký bản thỏa thuận dịch vụ quản lý khách sạn của Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An và tập đoàn khách sạn Rosewood.

      - Bản thỏa thuận về đầu tư xây dựng 4 sân golf tại Việt Nam trị giá tới 100 triệu USD của Novaland và Greg Noman Golf Course Design.

      - Biên bản ghi nhớ về Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, đội tàu bay và đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ xây dựng hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam của Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu và Hãng hàng không AirAsia.

      novaland-ky-ket-7262-1544069044.jpg

      Ông Bùi Xuân Huy (phải) ký kết với đại diện Tập đoàn Minor Hotel Group tại Diễn đàn.

    • 11h15
      Các chuyên gia bàn thảo về Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam
      35-4584-1544072214.jpg

      Ông Don Lam là một trong hai điều phối phiên thảo luận.

      Sau 5 bài tham luận và giờ giải lao, Diễn đàn bước vào phần thảo luận với chủ đề giải pháp phát triển du lịch Việt Nam. Điều phối phiên thảo luận là ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam và ông Don Lam - Phó trưởng Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân.

      Mở đầu phiên thảo luận, ông Nguyễn Xuân Thành đặt câu hỏi cho ngài Gareth Ward - Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam: "Ngài có thể đưa ra quan điểm về ngành du lịch Việt và Việt Nam học được gì từ kinh nghiệm phát triển của Anh".

      Ông Gareth Ward đưa ra lời khen ngợi về tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Việt Nam.

      Ông Gareth Ward đưa ra lời khen ngợi về tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Việt Nam.

      Theo ông Gareth Ward, Việt Nam có xuất phát điểm tuyệt vời với sự tăng trưởng khách du lịch nhanh. Nước Anh cũng từng thành công trong ngành du lịch khi đứng thứ ba thế giới trong thu hút khách nước ngoài. Hiện, 40 triệu du khách quốc tế đã tới Anh.

      Theo ngài Đại sứ, Việt Nam cũng đang làm tốt nhưng kỳ vọng có thể vươn xa hơn. Ông chia sẻ 3 gợi ý giúp Việt Nam phát triển:

      - Chính sách visa: nước Anh có chính sách chặt để đảm bảo an ninh quốc gia nhưng cũng miễn visa cho 83 nước và có thể gia hạn visa 6 tháng, 5 năm, 10 năm. Việt Nam có thể xem xét hướng này và đưa ra các hính sách visa cởi mở mà không ảnh hưởng tới an ninh

      - Chính sách sáng tạo, kết hợp giữa tư nhân và chính phủ để nâng cao hiệu quả du lịch. 

      - Sử dụng thể thao là động lực thu hút du khách. Người Việt Nam cũng quan tâm nhiều thể thao và có thể sử dụng lợi thế này để thu hút khách hàng.

    • 11h25
      Ông Don Lam đặt câu hỏi: Làm thế nào thu hút khách Australia đến Việt Nam nhiều hơn? 

      Trả lời câu hỏi này, ông Brent Hill- Giám đốc Marketing, Hội đồng Du lịch Nam Australia cho biết nhiều người Australia đến Bali, Thái Lan nhiều lần, và hiện nay Việt Nam đang là điểm đến được người dân nước ông yêu thích.

      Theo Brent Hill, để người dân Australia đến Việt Nam nhiều hơn, việc đầu tiên là kết nối đường bay, cần nhiều đường bay thẳng tới Australia.

      39-9547-1544072547.jpg

      Ông Brent Hill đề xuất nhiều giải pháp.

      Mặt khác, người Australia thích tới bởi Việt Nam bởi họ được trải nghiệm sự chân thực nơi đây, bản thân ông cũng thích ẩm thực Việt. Nếu Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch để tăng trải nghiệm thực tế cho du khách, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng và thu hút cũng như đạt sự quay trở lại của du khách nhiều hơn.

      Bên cạnh đó, ngoài miền nam có biển đẹp với các thành phố nhộn nhịp thì Việt Nam cũng có nhiều thành phố thanh bình như Hội An, Sapa, tạo thích thú với du khách, chình vì vậy, ngành du lịch Việt Nam cần thúc đẩy cho khách trải nghiệm nhiều hơn.

    • 11h28

      Với kinh nghiệm tư vấn phát triển du lịch cho nhiều quốc gia của ông John Lindquist - Chuyên gia du lịch toàn cầu và cố vấn cấp cao của BCG, ông Don Lam mời ông đưa ra điểm chung nổi bật nhất giữa các quốc gia mà ông từng làm việc trong việc thúc đẩy du lịch

      Vị chuyên gia này cho rằng, mức độ cam kết của Chính phủ và sự phối hợp giữa các bên liên quan là điều quan trọng. Du lịch là ngành phức tạp về quản trị liên quan nhiều ngành nghề khác nhau. Sự phối hợp giữa Chính phủ và khối tư nhân cần thể hiện ở sự cam kết cao nhất. Ý chí là một trong những thách thức lớn. "Các bạn có tiềm năng rồi nhưng quan trọng là quyết tâm từ Việt Nam", ông  nói.

      Ông John Lindquist chỉ ra kinh nghiệm phát triển du lịch từ các quốc gia.

      Ông John Lindquist chỉ ra kinh nghiệm phát triển du lịch từ các quốc gia.

    • 11h31
      Đơn giản hóa thủ tục để hút khách 

      Tiếp tục phần tham luận, ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ, một trong những chủ đề nổi bật của ngành du lịch là tính cạnh tranh, trong khi, du lịch Việt Nam xếp hạng thấp về năng lực cạnh tranh. Giám đốc Phát triển Đại học Fulbright Việt Nam cũng đặt câu hỏi cho đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam: "Ông nghĩ thế nào về năng lực cạnh tranh, những thách thức của ngành du lịch Việt Nam, đâu là điểm khó trong việc đẩy mạnh năng lực cạnh tranh?"

      Trả lời câu hỏi này, ông Bruno Angelet cho biết, "nếu nhìn các quốc gia khác, chúng ta có thể thấy hơn 100 quốc gia đã miễn visa, chúng ta nên có thử nghiệm ở Việt Nam. Thực tế, 5 quốc gia ở liên minh châu Âu đã thử làm điều này và nhận thấy sự tăng trưởng rõ nét. Chính sách này sẽ tạo ra sựu khác biệt rất lớn cho ngành du lịch".

      56-1940-1544074834.jpg

      Rất đông khán giả vẫn chăm chú theo dõi phiên thảo luận.

      Bruno Angelet cũng cho rằng, du khách EU rất quan tâm tới phát triển bền vững trong ngành du lịch, vấn đề môi trường. Theo đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Việt Nam cần gỡ bỏ rào cản với các du khách châu Âu, cần sự ổn định trong chính sách, đơn giản hóa thủ tục, truyền thông rõ ràng.

    • 11h35
      Tăng cường hợp tác công - tư để phát triển du lịch

      Trả lời câu hỏi "Làm thế nào để nhà nước có đủ nguồn lực để phát triển du lịch", ông Lê Quang Tùng - Đại diện Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch đồng tình với tham luận đầu tiên về cách đưa Việt Nam vươn xa hơn.

      Theo đó, để nâng cao quảng bá du lịch Việt Nam, Bộ đã xây dựng đề án thành lập quỹ phát triển du lịch nhằm huy động nguồn lực công - tư. Khi đi vào hoạt động, quỹ này sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch.

      Ông Tùng cũng đưa ra 3 nội dung quảng bá để xúc tiến du lịch quốc gia. Một là các cơ quan trung ương cần tập trung quảng bá du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, các công ty du lịch cũng cần chú trọng quảng bá địa phương. Sự tham gia của tư nhân vào du lịch cũng sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm tăng trưởng du lịch. Dù nguồn lực còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý, quảng bá du lịch.

      42-5310-1544072709.jpg

      Ông Lê Quang Tùng đưa ra các nội dung quảng bá du lịch.

    • 11h41
      Nam Australia dành 80 triệu USD cho quảng bá du lịch

      Về câu chuyện tái đầu tư vào ngành du lịch, ông Don Lam muốn hỏi kinh nghiệm của ông Brent Hill - Giám đốc Marketing, Ủy ban Du lịch Nam Australia.

      36-4048-1544072812.jpg

      Ông Don Lam đặt câu hỏi cho chuyên gia Australia về kinh nghiệm phát triển du lịch.

      Theo vị chuyên gia đến từ Australia, họ dành 80 triệu đôla để đầu tư cho ngành du lịch trong đó 40 triệu đôla dành cho tổ chức các sự kiện như đua xe, marketing chiếm phần còn lại. Để tính toán tỷ lệ lợi nhuận, quốc gia này quản lý thông qua các cơ quan quản lý trực tiếp thông qua các website. "Chúng tôi dẫn dắt mọi người cùng tham gia, chúng ta có tiền của nhà nước dành cho marketting và nhà đầu tư họ cũng đầu tư trở lại" vị này nói. "Việt Nam có thể nghiên cứu tham khảo điều này. Nếu bỏ tiền ra đầu tư các bạn nên tìm đến các đối tác hàng không hoặc khách sạn nhưng cần đặt ra KPI cụ thể"

    • 11h46
      Đại diện CNN: CNN góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội

      Điều phối Nguyễn Xuân Thành chia sẻ, ít ngày gần đây có thấy sự hiện diện của Việt Nam trên kênh CNN. Ông đặt câu hỏi về việc thúc đẩy truyền thông ngành du lịch của CNN cho Việt Nam với bà Sunita Rajan - Phó Chủ tịch cao cấp kênh CNN quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương

      38-4777-1544072457.jpg

      Ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tại phiên thảo luận.

      Bà Sunita Rajan chia sẻ: "Du lịch bền vững ko phải là chiến lược marketing mà là một phần của triết lý chiến lược dài hạn. Chúng tôi có cơ hội làm việc với nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi muốn kể câu chuyện ở mỗi địa điểm với nhiều lăng kính khác nhau để tăng trải nghiệm cho du khách. Đó cũng là nhu cầu của khách du lịch, họ muốn theo dõi những trải nghiệm thay vì chỉ nhận thông điệp".

      Bà Sunita Rajan - đại diện kênh CNN trong phiên thảo luận.

      Bà Sunita Rajan - đại diện kênh CNN trong phiên thảo luận.

      Đại diện CNN cũng cho biết, kênh này từng thực hiện câu chuyện cho Hà Nội. "Với vai trò là người kể chuyện, chúng tôi không ngừng thể hiện câu chuyện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ trải nghiệm, câu chuyện đó của Việt Nam tới toàn thế giới. Năm 2016, Hà Nội tăng nhiều lượt khách từ 4 triệu năm 2016 đến hơn 5,5 triệu năm nay. Có thể nói, CNN đóng vai trò quan trọng trong đó", Sunita Rajan nói. 

    • 11h50
      Du lịch chỉ chiếm 4% tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

      Chia sẻ quan điểm về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc BIM Group cho biết, trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngành du lịch mới chiếm 4%, còn lại và tài chính, công nghiệp... 

      Ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc Bim Group.

      Ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc BIM Group.

      Với kinh nghiệm đầu tư mảng khách sạn, nghỉ dưỡng và hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài, ông Dũng cho rằng, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có chính sách hợp lý. Theo đó, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng với nhà đầu tư, ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào những lịch vực còn yếu.

      Hiện, BIM đầu tư hơn một tỷ USD vào Phú Quốc nhưng nơi đây vẫn còn thiếu nhiều điểm vui chơi. Do đó, chính phủ và các địa phương cần xây dựng chính sách rõ ràng, công khai và minh bạch. Tiêu biểu, BIM Group chủ yếu tập trung đầu tư ở Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Ninh Thuận bởi những địa phương này đều có chính sách minh bạch.

    • 11h54
      Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì Việt Nam

      Tiếp tục nói về chủ đề đầu nước ngoài, ông Don Lam mời nhà đầu tư nước ngoài phát biểu về những yếu tố thu hút họ đến Việt Nam. Trả lời câu hỏi này, Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis - Craig Douglas cho rằng các nhà đầu tư luôn ưu tiên phát triển đầu tư vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, vì thế với sự tăng trưởng của du lịch, khả năng hút vốn có tỷ lệ cao.

      Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis đưa ra các đề xuất.

      Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis đưa ra các đề xuất.

      Theo ông, để chuẩn bị tốt nhận đầu tư, tài nguyên con người - phần mềm của ngành du lịch cần được nâng cao. Bởi đây là yếu tố quan trọng khi phục vụ ngành kinh tế dịch vụ này.

      Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng muốn chọn những nơi có nguồn lao động tốt, có tiềm năng để mang kinh nghiệm, đào tạo được dễ dàng hơn.

      Ngoài ra, những thành phố, đô thị loại 2 như Hội An, Nha Trang, Cà Mau đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tuy tại đây không sản sinh lợi nhuận nhanh như đô thị loại 1 nhưng tiềm năng có thể tạo sự phát triển cho hạ tầng giao thông nơi đây. Đây là điểm ông nghĩ Việt Nam nên chú trọng. Bởi ông ví dụ tỉnh Huahin của Thái Lan đã rất thành công trong khía cạnh này.

    • 11h58
      Quảng Nam hút nhà đầu tư nước ngoài như thế nào

      Vai trò của địa phương trong thu hút nhà đầu tư du lịch cũng được các chuyên gia đề cập. Với tốc độ phát triển thị trường du lịch nghỉ dưỡng thời gian qua, Quảng Nam đang được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế. "Tỉnh đã có chính sách gì để thu hút dòng vốn vào thị trường?", câu hỏi được chuyên gia Nguyễn Xuân Thành gửi đến Trần Văn Tân - Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam.

      Lãnh đạo tỉnh cho biết, thời gian qua, Quảng Nam kiên trì với các chính sách phát triển du lịch. Tỉnh xác định dành nhiều nguồn lực cho tiềm năng hiện có. Trong các văn bản của tỉnh đều quy hoạch rất rõ mục tiêu này. Tỉnh này quy hoạch từng khu vực phù hợp cụ thể như phía Bắc dành cho các dự án nghỉ dưỡng cao cấp, phía Tây là du lịch sinh thái, gắn với bảo tồn tiền thiên nhiên, phía Nam là đảo.... Tại các khu vực đều có một số dự án lớn đi vào hoạt động.

      46-4819-1544073696.jpg

      Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trình bày về chính sách du lịch tại tỉnh này.

      "Chúng tôi có kế hoạch phát triển du lịch khu vực miền núi gắn bảo tồn giá trị di tích lịch sử. Tại Hội An có nhiều cánh đồng rau, lúa... mà du khách rất thích thú trải nghiệm", lãnh đạo tỉnh nói.

      Quảng Nam cũng là địa phương có nhiều di sản thế giới. Để quản lý bảo tồn cần các đối tác công tư tham gia.

    • 12h06
      Hàng không và du lịch cần phát triển song song

      Ông Nguyễn Xuân Thành tiếp tục đặt vấn đề với ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc, Công ty Hàng không Ngôi Sao về hàng không tại Việt Nam.

      Theo ông Lương Hoài Nam, hầu hết lượng khách du lịch di chuyển bằng đường hàng không, nếu thị trường hàng không không đủ tính cạnh tranh, việc sụt giảm khách du lịch là tất yếu. "Hàng không và du lịch phải song song với nhau", ông nói.

      47-3900-1544073851.jpg

      Ông Lương Hoài Nam đề cập tới các chính sách trong ngành Hàng không.

      Đại diện Công ty Hàng không Ngôi Sao cũng cho rằng, Việt Nam dù thực hiện chính sách tự do hàng không nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Việt Nam mới có ba hàng hàng không phục vụ vận chuyển du lịch, điều này dường như là chưa đủ. Trong khi đó, việc xin giấy phép hoạt động hàng không ở Việt Nam rất khó, quá trình cấp phép rất lâu. Ông Hoài Nam khẳng định: "Chúng tôi tin rằng cần có thêm nhiều hãng hàng không để đấp ứng nhu cầu hiện tại và việc cấp giấy phép được thực hiện nhanh chóng, tinh giản hơn".

      Ngoài ra, Tiến sĩ Lương Hoài Nam cho biết, Luật Hàng không hiện nay cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 30% thay vì 49% cổ phần tại các hãng hàng không Việt Nam như trước. Trong khi đó các nước khu vực xung quanh Việt Nam, từ lâu đã cho nhà đầu tư ngoại nắm giữ tối đa 49%. Ông Nam cho rằng cần xem xét và sửa đổi lại luật hàng không để tăng thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần đẩy mạnh ngành du lịch.

    • 12h10
      Làm thế nào để tạo ra các sản phẩm du lịch sáng tạo?

      Trả lời câu hỏi này, ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cho biết, các sản phẩm du lịch càng gần với thiên nhiên, văn hóa càng được chú ý. Bên cạnh đó, các sản phẩm đặt dễ dàng thông qua ứng dụng công nghệ mới cũng thu hút du khách.

      49-5638-1544074079.jpg

      Ông Trần Trọng Kiên trả lời câu hỏi về các sản phẩm du lịch sáng tạo.

      Ông Kiên cũng đưa ra ví dụ về việc ứng dụng sản phẩm du lịch sáng tạo. Theo đó, sản phẩm bán thành công nhất ở Hà Nội chỉ đơn giản là đi bộ 3 tiếng với hướng dẫn viên và ăn những món ngon Hà Nội. Bên cạnh đó, Oxalis - một công ty du lịch đã khai thác rất thành công di tích Phong Nha - Kẻ Bàng. Công ty này chỉ tập trung vào mỗi địa điểm này và khai thác theo tiêu chuẩn quốc tế.

      Vì vậy, để phát triển du lịch, Việt Nam cần xây dựng nền tảng để có thể phân phối toàn cầu. Bản thân người du lịch sẽ là người marketing tốt nhất, góp phần đưa du lịch Việt ra toàn cầu. 

    • 12h14
      Nới lỏng visa Anh, Australia, New Zealand sẽ tăng 25% lượng khách

      Ông Don Lam đặt câu hỏi cho bà Wendy Wu rằng có thể đưa ra lời khuyên trong ngắn hạn cho du lịch ngày một cải thiện hơn. Nữ Giám đốc điều  hành Wendy Wu Tours đưa ra 3 gợi ý trong ngắn hạn để ngành kinh tế không khói này phát triển hơn.

      53-9509-1544074934.jpg

      Bà Wendy Wu đưa ra 3 giải pháp gợi ý cho du lịch Việt Nam.

      Thứ nhất, Chính phủ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn về pháp lý, chế tài, nếu được thông qua các chính sách thì doanh nghiệp nước ngoài có thể hỗ trợ hết khả năng.

      Song song với đó là nới lỏng chính sách visa, như miễn thị thực cho các quốc gia Anh, Australia, New Zealand. Bà tính toán chính sách mở rộng có thể giúp tăng 25% lượng khách từ các quốc gia này tới Việt Nam.

      Thứ hai, bà Wendy cam kết có thể đưa các đại lý du lịch lớn, các đơn vị truyền thông giúp quảng bá, và hút du khách tới Việt Nam nếu Việt Nam tạo điều kiện cho các đơn vị này, tạo điều kiện họ có thể vào thị trường để phát huy khả năng.

      Thứ ba, bà gơi ý Việt Nam nên mạnh tay đầu tư quảng bá du lịch vào Anh, Australia, New Zealand để nhiều người biết đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của Việt Nam hơn nữa.

    • 12h19
      Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu bế mạc Diễn đàn

      "Lúc này tôi không biết nên chào buổi sáng hay chào biểu chiều đến các vị", Phó thủ tướng, ngụ ý về không khí thảo luận sôi động tại diễn đàn khiến mọi người như quên thời gian.

      Ông Đam cũng gửi lời cảm ơn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến các chuyên gia, diễn giả, đại diện nhiều quốc gia đã có mặt tại Diễn đàn. 

      "Cảm ơn các bạn từ rất xa đã quan đến với diễn đàn. Đây là lần đầu tiên trong khuôn khổ ViEF có đề cập vấn đề du lịch", Phó Thủ tướng nói.

      Du lịch là ngành nóng liên quan nhiều ngành, nhiều người, mọi cấp độ. Hôm nay Chính phủ đã ghi chép cẩn thận các ý kiến để làm sao cho du lịch Việt Nam phát triển tốt hơn, Phó Thủ tướng nói.

      Với vai trò là Trưởng Ban chỉ đạo du lịch Quốc gia, ông Đam thấy rằng tăng trưởng của ngành nhanh so với tốc độ phát triển của thế giới. "Giữ được tốc độ này cũng là khó", đại diện Chính phủ cho hay.

      Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, khi phát triển nhanh sẽ đến một ngưỡng không thể giải quyết các thách thức trước mắt trong một đến 2 năm ví dụ như lĩnh vực hàng không. 

      Du lịch hiện được coi là ngành kinh tế cùng nền kinh tế chung. Du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn, cải thiện môi trường, kéo xếp hạng về tăng cường cải cách năng lực cạnh tranh lên cao hơn.

      "Tôi có niềm tin, những người du lịch sẽ cùng nhau làm điều này", ông Đam bày tỏ.

      Ông ví dụ, nếu du lịch nông nghiệp làm tốt sẽ thúc đẩy toàn bộ sản xuất kinh doanh tại vùng đó, sản xuất ra sẽ an toàn hơn,  xuất khẩu cũng được trợ giúp. Đẩy mạnh homestay, du lịch cộng đồng không chỉ giúp người nghèo miền núi tăng thu nhập, quan trọng mang thế giới đến ngay tận gia đình người nông dân, nhất là có tác động đến các em nhỏ. Du lịch sẽ thay đổi tương lai của những gia đình này.

      "Ngoài nỗ lực làm tốt vai trò của mình, những người làm du lịch có dám cùng với nền kinh tế thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hay không", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

    • 12h30
      Làm thế nào để quảng bá hiệu quả với số vốn ít

      Truyền thông cũng là bài toán được đặt ra với du lịch Việt. "Làm sao để thế giới biết về Việt Nam không chỉ ở những vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa khai phá mà còn phát huy những vẻ đẹp truyền thống, đã hiện hữu", Phó thủ tướng đặt câu hỏi.

      Các nước có thể chỉ hàng chục triệu, hàng trăm triệu USD để quảng bá, nhưng Việt Nam chỉ có "một số ít triệu đôla", làm thế nào để sử dụng số tiền này hiệu quả. 

      Theo ông, công nghệ sẽ là lời giải cho bài toán này. Ngành du lịch Việt Nam có thể quảng bá tốt hơn với các công nghệ mới. Việt Nam cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển ngành du lịch. 

      "Câu hỏi đặt ra hiện nay là với số vốn ít ỏi, chúng ta phải làm sao để có thể quảng bá và phát triển du lịch Việt Nam", Phó thủ tướng nói. Ông cũng nhắn nhủ hai việc, một là phát triển du lịch cần ưu tiên chất lượng, làm sao để khách du lịch muốn chi nhiều hơn cho những trải nghiệm; hai là phải dùng công nghệ thông tin triệt để.

      50-8887-1544075229.jpg

      Phó thủ tướng Chính phủ phát biểu tổng kết diễn đàn.

      Tổng kết, Phó thủ tướng cũng phát động vấn đề phát triển hệ sinh thái để phục vụ du lịch.

    • 12h40
      Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phát biểu bế mạc

      Sau hai buổi làm việc với hơn 1.500 người tham dự, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn nhận xét diễn đàn đã thành công tốt đẹp. Ông Kiên cho biết, diễn đàn đã chạm đến những vấn đề nóng nhất của ngành du lịch, góp phần thúc đẩy liên kết công - tư. Đây cũng là nơi Chính phủ, các doanh nghiệp và chuyên gia cùng bàn thảo những vấn đề thiết yếu của ngành du lịch. Ông cũng gửi lời cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước. Sau Diễn đàn Cấp cao Du lịch, phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ViEF dự kiến diễn ra vào tháng 3/2019.

      Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phát biểu bế mạc.

      Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phát biểu bế mạc.


Tác giả: vnexpress.vn


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRÀ NAM - NAM TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Xã Trà Nam - Nam Trà My - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập