Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử UBND Xã Trà Nam

liên hệ

THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQVN XÃ

TT

Họ và tên

Chức vụ

Số ĐT

Email

1

Nguyễn Võ Trang

BT Đảng ủy, CT HĐND

01663608418

2

Trần Thanh Lên

PBT Đảng ủy

01656913237

3

Hồ Văn Thuấn

CT UBND

01662284963

hovanthuancttn@gmail.com

4

Hồ Văn Thân

PCT HĐND

01659566041

5

Hồ Văn Viếu

PCT UBND

0983228878

vieuhovan@gmail.com

6

Trần Văn Tuấn

PCT UBND DA 600

0972678623

tuantran3003.6@gmail.com

7

Trần Bình Nghị

VP TK

01648958140

8

Đinh Văn Banh

VP TK

01663383637

9

Nguyễn Thành Phương

CT MTTQVN

0988050029

10

Võ Xuân Trình

CT HND

01698961572

11

Hồ Văn Thâm

CT HCCB

01656627583

12

Hồ Thị Như Hà

CT HPN

01644774346

13

Đinh Văn Luấn

BT Xã đoàn

01698965931


GIỚI THIỆU CHUNG

I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Trà Nam là xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Nam Trà My, gồm:

- Đông giáp xã Trà Don;

- Tây giáp xã Trà Linh;

- Nam giáp xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum;

- Bắc giáp xã Trà Cang.

1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

1.2.1. Địa hình

Có địa hình đồi dốc hết sức phức tạp, có độ cao trung bình từ 600à900 (m), chia cắt mạnh tạo thành nhiều sông, suối như: sông Tranh, suối Pi, Lâm …

1.2.2. Khí hậu

Chịu ảnh hưởng của 2 miền khí hậu (khu vực duyên hải Nam Trung bộ, khu vực Bắc Tây nguyên) nên lượng mưa trong năm rất lớn, chủ yếu tập trung vào những tháng cuối năm; khí hậu mang đặc trưng nhiệt đới ẩm vùng núi cao, chia làm 2 mùa rõ rệt:

          - Mùa khô :                    kéo dài từ tháng 02à8;

          - Mùa mưa :          kéo dài từ tháng 9à01/năm sau.

1.2.2.1. Nhiệt độ trung bình khoảng 22,5oC; nhiệt độ thấp nhất là 10oC và cao nhất là 35oC.

1.2.2.2. Độ ẩm trung bình là 82%; cao nhất là 96%, thấp nhất là 68%.

1.2.2.3. Lượng mưa bình quân hằng năm xấp xỉ 2.500 (Mm), thấp nhất là 2.300 (Mm), cao nhất 2.700 (Mm).

1.2.2.4. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.000 (Mm).

1.2.2.5. Gió

- Gió mùa Đông Bắc:     từ tháng 8à02/năm sau;

- Gió Tây Nam:              từ tháng 4à7.

1.2.2.6. Lũ thường xảy ra vào tháng 9à01/năm sau.

2. Tài nguyên

2.1. Tài nguyên Đất

2.1.1. Các loại đất chính

- Đất phù sa ven sông, suối (Py): sử dụng trồng lúa, màu là loại cây lương thực chủ yếu;

- Đất đỏ vàng trên đá sắt và đá biến chất (Fs) : hiện trạng thuộc đất rừng tự nhiên và một phần đất đồi chưa sử dụng;

- Đất vàng trên đất Macma axít : hiện phần lớn là đất rừng tự nhiên và đất chưa sử dụng;

- Đất mùn đỏ vành trên đá mác ma (Ha);

- Ngoài ra, trên địa bàn xã còn một số loại đất khác chiếm diện tích không nhiều.

2.1.2. Về tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã (theo ranh giới hành chính) là: 9.162,73 (ha); trong đó:

          - Nhóm đất nông nghiệp:                  4.099,26 (ha);

          - Nhóm đất phi nông nghiệp:            230,83 (ha);

          - Nhóm đất ở, đất chưa sử dụng:        4.832,59 (ha).                                                   

2.2. Tài nguyên Nước

2.2.1. Nước mặt

Từ hệ thống khe suối, sông cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, thủy lợi vừa và nhỏ dùng cho sản xuất cây lúa nước, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên do địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh nên việc khai thác và sử dụng còn nhiều hạn chế.

2.2.2. Nước ngầm

Có độ sâu trung bình từ 14à17 (m) tùy theo cấp độ địa hình và theo mùa, việc khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn nhiều hạn chế do chi phí đầu tư cao.

2.3. Tài nguyên rừng

2.3.1. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 3.845,10 (ha); trong đó diện tích đất rừng tự nhiên 3.845,10 (ha).

 2.3.2. Tỷ lệ che phủ của rừng khoảng 41,96%. Phần lớn diện tích rừng trên địa bàn xã được khoanh nuôi, bảo vệ tương đối tốt; có nhiều chủng loại cây trồng, động vật sinh sống thành quần thể hổn giao có giá trị lớn: chò, dỗi, sao đen, xoan, sâm Nhung, sâm Nam, giảo cổ lam, mang, heo rừng …

3. Lịch sử

Xã Trà Nam là một trong 10 (xã) của huyện Nam Trà My từng là một phần của huyện Trà My (cũ) được tái lập vào ngày 10/8/2003 tại Nghị định 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ.

4. Các Thôn trong xã

Toàn xã có 05 (Thôn), là 05 “cánh tay nối dài” của xã, 34 (Nóc) trong đó, gồm: Thôn 1 giáp ranh xã Trà Cang, Trà Linh; Thôn 2 giáp ranh xã Trà Linh, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum; Thôn 3 giáp ranh xã Trà Don; Thôn 4 giáp ranh xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông; Thôn 5 giáp ranh xã Măng Bút, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

5. Thực trạng kinh tế - xã hội

- Xã Trà Nam là xã có quy mô dân số, đất đai, lao động thuộc diện trung bình của huyện Nam Trà My. Kể từ năm 2003, sau khi tái lập huyện đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chương trình, chính sách hỗ trợ thiết thực cho miền núi; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã nổ lực phấn đấu thi đua sản xuất, khắc phục khó khăn thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi; kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư, hoàn thiện, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả ngày càng được nhân dân nắm bắt, áp dụng; ANCT - TTATXH được giữ vững, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội; phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở Khu dân cư gắn với xây dựng Nông thôn mới được duy trì và phát triển;

- Toàn xã có 05 (Thôn), 34 (Nóc) với điều kiện thổ nhưỡng, diện tích tự nhiên và thực trạng đời sống nhân dân khác biệt nhau, trong đó Thôn 2, 5 là 02 (Thôn) có điều kiện vượt trội hơn 03 (Thôn) còn lại;

- Trung tâm hành chính xã được đầu tư xây dựng tại N.Mang Dí IV, Thôn 1 gồm khu Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận, hội, đoàn thể xã; khu đơn vị sự nghiệp văn hóa - TDTT, y tế, giáo dục từng bước khang trang, sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt của CBCNVC;

- Về sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ tự cung, tự cấp sang trao đổi hàng hóa, thu lợi nhuận, đặc biệt phát triển các cây đặc sản vùng như: sâm Ngọc Linh, Nam, Quy, Nhung, Đẳng sâm, Giảo cổ lam, Quế Trà My … kết hợp cây công nghiệp như: Bời lời đỏ, mây … Việc khai hoang, phục hóa ruộng lúa nước được chú trọng đáp ứng 80% lương thực cho nhân dân, hằng năm diện tích khai hoang, phục hóa tăng khoảng 1,0à2,0 (ha). Chú trọng đầu tư, phát triển chăn nuôi như: heo đen địa phương, dê địa phương, bò vàng Việt Nam, vịt xiêm … từng bước tăng về số lượng và chất lượng đàn; tuy nhiên với tập quán chăn nuôi thả rông, điều kiện thời tiết rét lạnh nên ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm;

Nhìn chung, với một xã đặc biệt khó khăn thuộc miền núi cao duyên hải Nam Trung bộ, thuận lợi thì ít nhưng khó khăn thì quá nhiều, nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng xuất phát điểm nền kinh tế thấp, giá trị sản xuất thấp, sản phẩm không có đầu ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành còn quá chậm, kết cấu hạ tầng nông thôn thấp và thiếu đồng bộ, trình độ dân trí còn thấp … là câu hỏi đặt ra cho các cấp, các ngành của địa phương, của huyện, tỉnh về định hướng phát triển KT - XH của xã nhà.

6. Cơ sở hạ tầng

- Hiện nay, có 03/05 (Thôn) có đường ô tô vào Thôn với 32,10 (Km) đường giao thông được cứng hóa, trong đó 15,60 (Km) đường QL40B đi qua xã, đoạn Thôn 4, 5; 03/05 (Thôn) có điện lưới Quốc gia với 18,80 (Km) đường dây trung, hạ áp, 05 (TBA) 25-31,5-50 (KVA). Hệ thống kênh, mương thủy lợi được đầu tư, cải thiện với 3,12 (Km) kênh mương loại III;

- Trụ sở xã được xây dựng với diện tích 2.193,00 (M2), nhà 02 (tầng); trường PTDTBT-THCS Trà Nam được xây dựng với diện tích 7.058 (M2), nhà 02 (tầng), 08 (p/học), nhà nghỉ cho học sinh, giáo viên; trường PTDTBT-TH Trà Nam được xây dựng với diện tích 3.484,90 (M2), nhà cấp IV, 08 (p/học), nhà nghỉ cho học sinh, giáo viên.

7. Dân số và đời sống nhân dân

Tính đến tháng 6/2014, toàn xã có 783 (hộ), 3.002 (khẩu), 1.632 (nam), 1.370 (nữ); trong đó:

          - Dân tộc Xơ Đăng:        2.942 (người), tỷ lệ 98,01%;

          - Dân tộc Ca dong:         35 (người), tỷ lệ 1,16%;

          - Dân tộc Kinh:              25 (người), tỷ lệ 0,83%;

          - Mật độ dân số khoảng 31 (người/Km2), sống phân tán tại cụm Thôn, Nóc gần các nguồn nước, nương, rẫy;

Đời sống nhân dân trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là trồng cây lúa nước, canh tác nương, rẫy; vẫn còn xảy ra tình trạng đói giáp hạt; tỷ lệ hộ nghèo cao 78,96%/2013.

8. Văn hóa, giáo dục

- Toàn xã có 04 (đ/vị) trường học thuộc 03 (c/học), có 02 (trường) PTDTBT, 01 (trường) Mẫu giáo, 01 (trường) PTCS nhiều cấp học được đ/c Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TW, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tặng địa phương; có 04 (c/sở) chính được xây dựng kiên cố và 17 (c/sở) phụ xây dựng tạm bợ, với 41 (l/học)/788 (h/sinh)/74 (g/viên). Đã hoàn thành chương trình PCTHĐĐT và chống mù chữ, hoàn thành chương trình PCTCS;

- Về đội ngũ cán bộ xã: Phần lớn chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn; trình độ văn hóa chủ yếu tốt nghiệp PTTH, trong đó bậc TH (9,09%), THCS (4,50%), THPT (79,60), ĐH (6,81%). Hiện nay, CBCC xã đang tích cực tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trị nhằm nâng cao khả năng xử lý công việc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn;

- Về phủ sóng truyền thanh, truyền hình, thông tin liên lạc: Hiện nay, sóng truyền hình đã được phủ khắp 05/05 (Thôn) nhờ vào hệ thống chảo parabol; Trạm Phát thanh xã hoạt động thường xuyên, tiếp và phát sóng từ Đài TT-PLTH huyện; sóng thông tin liên lạc được phủ 02/05 (Thôn), mạng 3G tại TTHC xã nhờ Trạm BTS Viettel tại N.Tak Cheng, Thôn 1;

- Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, lâm - khoáng sản được chú trọng và duy trì thường xuyên. Công tác QPTD gắn với thế trận ANND được tăng cường và củng cố. Chỉ tiêu huấn luyện và tuyển quân hàng năm đạt 100%; lực lượng DBĐV không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng; xây dựng lực lượng DQTV đạt 3,05%/(d/số)  địa phương. Tổ chức diễn tập tác chiến khu vực phòng thủ năm 2012 theo Cơ chế 02/BCT của Bộ Chính trị. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ ANTQ được duy trì và phát triển, góp phần ổn định tình hình ANCT - TTATXH./.

 

Thăm dò ý kiến


Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?




Kết quả bình chọn

Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?

Cổng thông tin cần cải tiến
 
0.3%
3 Phiếu
Cổng thông tin chấp nhận được
 
0.1%
1 Phiếu
Cổng thông tin rất hữu ích
 
99.6%
930 Phiếu
Tổng cộng: 934 Phiếu
X

Liên kết website

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRÀ NAM - NAM TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Xã Trà Nam - Nam Trà My - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập